Tiểu đường là một trong những căn bệnh thưởng gặp và vô cùng khó chữa trị hiện nay. Tiểu đường type 1 là loại bệnh gặp vấn đề về tụy, đây là cơ quan nội tạng một khi đã bị tổn thương thì rất khó chữa trị. Đây là thử thách của y học và cũng là áp lực của bệnh nhân. Nhưng có tin vui dành cho bệnh nhân tiểu đường type 1 đó là các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm tụy nhân tạo. Dù thử nghiệm này chưa có kết quả cuối cùng và chưa chính thức được công bố thành công nhưng đây cũng chính là một cơ hội của những người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về thử nghiệm này trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Chuyên gia chạy thử nghiệm tụy nhân tạo
Các chuyên gia Boston (Mỹ) vừa chạy thử nghiệm “tụy nhân tạo”. Thiết bị giúp bệnh nhân tiểu đường type 1 tự động kiểm soát được lượng đường trong máu. Hệ thống này – bao gồm một monitor glucose. Hai chiếc bơm và một máy tính xách tay – được thiết kế để bắt chước cơ chế kiểm soát đường tự nhiên của cơ thể (khi lượng đường lên cao hoặc xuống thấp).
Sau thử nghiệm, 11 người trưởng thành tham gia nghiên cứu đều có mức đường được kiểm soát tốt mà không bị giảm glucose huyết (một biến chứng thường thấy nhất trong bệnh tiểu đường do dùng quá liều insulin và không đủ carbonhydrate). Theo Xinhua, so với các thử nghiệm trước, hệ thống tụy nhân tạo này không chỉ sản xuất ra insulin mà còn tạo ra hoóc môn điều chỉnh có tên gọi glucagon. Nó giúp cho các bệnh nhân đạt được lượng đường trong máu gần như bình thường trong hơn 24 giờ.
Tuy nhiên, theo một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Translational Medicine, với việc cấp thêm một lượng nhỏ glucagon. Một loại hormone do tuyến tụy sản sinh ra giúp làm tăng lượng đường máu. Nó đã khắc phục được khiếm khuyết này. Thử nghiệm này đã mang lại nhiều hi vọng cho nền y học thế giới.
Đây là niềm hi vọng của bệnh nhân tiểu đường
“Đây là thiết bị tụy nhân tạo đầu tiên sử dụng đồng thời cả insulin và glucagon”, tiến sĩ Steven Russell, từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Ông cũng cho rằng thiết bị nhân tạo chỉ sử dụng insulin có thể sẽ xuất hiện trên thị trường trong khoảng 5 năm tới. Và thiết bị sử dụng cả hai hóc môn này sẽ ra đời sau vài năm.
Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, bác sĩ Steven Russell thuộc bệnh viện Massachusetts (Boston, Mỹ) cho biết. Đây là phát hiện mới nhất trong nỗ lực phát triển một tuyến tụy nhân tạo. Nó có đầy đủ chức năng giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ổn định hơn. Nó có một cơ chế tự động kiểm soát lượng đường huyết.
Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh tự miễn dịch. Trong đó cơ thể tự hủy hoại khả năng tạo insulin. Nó khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát lượng đường huyết. Theo bác sĩ Russell, các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 khó chữa. Hormone glucagon hoạt động bất bình thường. Việc bổ sung một lượng glucagon nhất định trong hệ thống tụy nhân tạo là cần thiết. Đây là giải pháp giúp cân bằng cả hai nguy cơ đường huyết cao vào thấp.