Ryzen 5000 Series vừa ra mắt đã tạo nên rất nhiều nghi ngờ dành cho những người yêu công nghệ, đặc biệt là với linh kiện máy tính. Có thể sản phẩm đã liệu trước sức ép mạnh mẽ đến từ đối thủ và rồi AMD sẽ đáp trả thế nào. Thế nhưng ngay từ khi AMD giới thiệu những chiếc CPU tới từ hãng cho kết quả, đây là một sức mạnh vượt trội. Có thể xem như đây là một cú “tát” khá mạnh đối với Intel. Nhất là khi mà những chiếc CPU thế hệ 10 mới nhất của hãng hoàn toàn lép vế trước 5000 Series. AMD đã có bước tiến mạnh mẽ trong kiến trúc Zen 3 của hãng. Điều này đã mang đến một hiệu năng đơn nhân và khả năng chơi game tối ưu hơn thế hệ trước rất nhiều.
CPU Ryzen 5000 Series sở hữu kiến trúc Zen 3
Vừa qua, AMD đã trình làng CPU Ryzen 5000-series với kiến trúc Zen 3 mới toanh. Mang đến hiệu năng đơn nhân và đa nhân mạnh nhất lịch sử PC gaming. Khiến nhiều anh em rất phấn khích vì sau từng ấy năm. Cuối cùng thì AMD cũng đã tìm được cách vượt mặt CPU Intel về khía cạnh hiệu năng. Và chúng tôi đã có cơ hội trải nghiệm con CPU Ryzen 5 5600X 6 nhân 12 luồng. Để được tận mắt chứng kiến sức mạnh mà kiến trúc Zen 3. Cùng với tiến trình 7 nm đã mang lại. Ryzen 5 5600X không chỉ đơn thuần thành công trong việc kế nhiệm thế hệ CPU Ryzen 5 3600X. Mà thậm chí còn “đo ván” luôn cả Intel Core i5-10600K dù có xung nhịp và TDP thấp hơn.
Cùng điểm qua một chút về kiến trúc Zen 3 mới tới từ hãng:
- Vẫn giữ cho mình đấy là tiến trình 7nm tân tiến.
- Thay đổi về kiến trúc bên trong thay vì ở thế hệ Zen 2 AMD sẽ chia thành 2 cụm CCX. Bộ nhớ cache L3 cũng được chia ra làm 2. Dẫn đến việc sẽ có độ trễ nhất định khi liên lạc giữa các cụm với nhau. The AMD đã đưa toàn bộ 8 nhân vào một khối CCX duy nhất bên trong CCD. Kiểu thiết kế mới giúp toàn bộ 8 nhân. Đều có quyền truy xuất trực tiếp đến 32MB cache L3 chung khiến độ trễ không còn giữa các nhân.
Cấu hình được sử dụng để test chiếc CPU Ryzen 5000 Series
Bo mạch chủ Asus Crosshair 8 Hero một chiếc bo mạch chủ cao cấp đến từ ASUS. Để cho chiếc CPU của chúng ta hoạt động ổn định nhất. Và có thể vắt kiệt sức mạnh của chiếc CPU này. Tản nhiệt Cooler Master MasterAir MA620P. RAM sử dụng kit RAM Kingston FuryX RGB bus 3200MHz 2×8 tổng dung lượng 16GB. Card màn hình Asus ROG STRIX RTX 3070 phiên bản OC. SSD sử dụng là chiếc Corsair Force MP510 PCIe dung lượng 512GB. Để có tốc độ xử lý tốt nhất cho hệ thống test. Windows pro ver 20H2, driver VGA mới nhất trên trang chủ của NVIDIA. Và cấu hình này sẽ để ở ngoài không cho vào trong vỏ case với nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C
Bắt đầu với những bài test ngay nào:
Đầu tiên là bài PC mark 10 để đánh giá tổng thế cấu hình PC. Cinebench r23 test hiệu năng đơn nhân và đa nhân. Bài test Time-Spy với điểm CPU khá cao. Geekbench 5. Blender test khả năng render với mẫu thử BMW thời gian render hết 4p11s. Trong quá trình render chiếc CPU của chúng ta giữ xung ổn định ở 4.13 ở tất cả các nhân. Với bài Prime95 mình test trong khoảng hơn 1h đồng hồ thì nhiệt độ của CPU ở mức ổn định 75 độ C. Bài Vray test hiệu năng CPU cho điểm số khá cao.
Kết luận
Tổng kết lại CPU AMD Ryzen 5000 series năm nay đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác so với năm ngoái. Khi mà AMD đã cải tiến rất nhiều cho thế hệ CPU mới này. Họ đã rất biết lắng nghe người tiêu dùng điều này AMD nên làm từ lâu mới phải. Nhưng bây giờ thay đổi thì vẫn chưa hề muộn. Và thậm trí AMD đang dần dần khẳng định vị thế của mình ngang bằng hoặc hơn so với đối thủ.
Cứ mỗi dòng CPU Ryzen mới, AMD lại khiến giới game thủ phải hào hứng bởi hàng loạt nâng cấp đáng kể về hiệu năng và Ryzen 5 5600X là một trong những “ngôi sao sáng nhất” đợt này. Bản thân con chip này chính là “điểm ngọt” về CPU gaming mà hằng hà sa số game thủ mong đợi, có thể cân tốt ngay cả những dòng card màn hình khủng nhất (đặc biệt là nếu bạn chơi ở độ phân giải cao). Cao đến mức nào thì có lẽ phải đợi đến khi thế hệ card đồ hoạ AMD Radeon RX 6000 series ra mắt thì mới biết được, nhưng đội đỏ cũng đã nhá hàng một món quà không thể tuyệt vời hơn dành cho các fan trung thành của mình.