Khi màn hình có hiện tượng bị chảy mực thì giải pháp tốt nhất cho bạn chính là nên mang đi bảo hành hoặc thay mới. Trong những trường hợp bắt buộc cần phải sử dụng thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp để khắc phục tình trạng màn hình máy tính bị chảy mực “tạm thời” vừa đơn giản và hiệu quả. Vậy khi gặp phải tình trạng như thế này có thể sửa không hay cần phải thay ngay màn hình cũng là thắc mắc chung của nhiều người dùng. Câu trả lời này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ chảy mực của màn hình máy tính.
Màn hình chảy mực như thế nào
Màn hình bị chảy mực là thuật ngữ miêu tả màn hình laptop hoặc điện thoại xuất hiện đốm; hoặc vệt đen với kích thước to nhỏ khác nhau tùy trường hợp. Vết mực có thể lan rộng ra theo thời gian thành các mảng đen lớn; và cuối cùng khiến màn hình bị không thể hiển thị hình ảnh.
Tương tự như màn hình laptop bị sọc, hiện tượng này không gây cháy nổ nhưng gây phiền toái; và rất khó chịu cho người dùng. Do vậy cần khắc phục sớm để giải quyết triệt để.
Ngoài ra còn một lỗi nữa về màn hình máy tính có cùng biểu hiện này đó là lỗi màn hình bị điểm chết. Vậy làm thế nào để phân biệt hai lỗi này? Rất đơn giản. Các đốm đen trong trường hợp màn hình bị chảy mực sẽ ngày càng lan rộng ra; (từ một chấm nhỏ ban đầu dần lớn hơn) và chảy dài trên màn hình. Ngược lại, các đốm đen trong trường hợp mang hình bị điểm chết không lan rộng ra.
Tốc độ lan rộng của các đốm đen trong trường hợp của màn hình máy tính bị chảy mực tỷ lệ nghịch với tần suất sử dụng máy tính của bạn. Tức là khi bạn sử dụng máy tính càng nhiều thì các vùng bị đen sẽ được kích thích càng nhiều dẫn tới tốc độ lan rộng của các điểm đen ngày càng chậm.
Nguyên nhân màn hình laptop bị chảy mực
Với máy tính, có thể điểm qua 2 nguyên nhân chính dẫn đến lỗi màn hình laptop bị chảy mực
Do lỗi của nhà sản xuất: Dù hiếm gặp nhưng nguyên nhân này vẫn có thể xảy ra khi nhà sản xuất bất cẩn trong quá trình kiểm tra thiết bị trước khi xuất xưởng.
Do lỗi người dùng: Bạn có biết lên tới 90% nguyên nhân gây ra tình trạng màn hình máy tính bị chảy mực là do sự bất cẩn của người dùng làm cho máy tính bị va đập mạnh. Có thể ngay lúc bị va đập bạn không phát hiện ra có bất cứ biểu hiện gì; nhưng qua một thời gian sẽ thấy các đốm đen hiện lên.
Để màn hình laptop dính vào nước cũng là một trong số những lý do điển hình khiến màn hình của máy bị chảy mực như những biểu hiện trên đây. Lỗi này rất hiếm gặp, thường xuất hiện khi laptop đã sử dụng quá lâu; khiến cho tuổi thọ màn hình giảm sút làm cho màn hình bị chảy mực vài điểm.
Tùy theo mức độ chảy mực của màn hình, bạn có thể áp dụng các biện pháp được đề xuất dưới đây để khắc phục hiện tượng này.
Biện pháp khắc phục
Hiện nay, trên một số diễn đàn có chia sẻ phương pháp sửa màn hình laptop chảy loang mực bằng cách: dùng khăn mềm quấn ở đầu ngón tay, sau đó di nhẹ đầu ngón tay quanh khu vực bị loang mực, đẩy rộng ra các khu vực khác, mục đích là phân tán các điểm đen cho đến khi những điểm đen bị phân tán cách xa nhau và không nhận biết được nữa.
Nếu vết mực chảy trên laptop ở mức độ nhẹ thì bạn có thể thực hiện các bước sau để khắc phục:
Bước 1: Điều chỉnh độ sáng của màn hình ở mức tối đa.
Bước 2: Chuẩn bị khăn mềm, mỏng hoặc khăn lau kính chuyên dụng.
Bước 3: Quấn vải vào ngón tay rồi nhấn đầu ngón tay xuống vị trí cách điểm đen từ 0.25 – 0.5cm.
Bước 4: Tiếp theo di chuyển ngón tay vào các vị trí màn hình laptop bị chảy mực; điều này có tác dụng phân tán các điểm đen đến các khu vực cách xa nhau.
Để màn hình nghỉ 15 giây và lặp lại quá trình này cho đến khi không còn thấy vết mực nữa.
Lưu ý
Lưu ý: Tình trạng này xảy ra là do màn hình đã bị hư hỏng từ bên trong; vì vậy hướng dẫn trên chỉ là giải pháp tạm thời và không mang lại hiệu quả triệt để. Ngược lại, sau một thời gian dài, các điểm chảy mực sẽ phát triển mạnh hơn.
Trên đây là những giải đáp về hiện tượng màn hình bị chảy mực và cách khắc phục. Nếu vết mực chảy quá lớn, bạn nên mang máy tính tới ngay cơ sở sửa chữa laptop gần nhất; để được hỗ trợ thay màn hình sớm, tránh làm ảnh hưởng tới công việc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại trong những thủ thuật công nghệ tiếp theo!